Tại Việt Nam Chữ_Hmông_Latin_hóa

Tại Việt Nam cũng có phương án chữ H'Mông theo tự dạng Latin lập năm 1961, và đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn. Bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành H'Mông Lềnh vùng Sa Pa, Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành H'Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành H'Mông Đơư và H'Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ H'Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người H'Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ H'Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.

Gần đây việc học chữ H'Mông bắt đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu giao lưu qua mạng của người H'Mông. Tại Thái Nguyên có thày giáo người H'Mông là Trung tá công an, đã viết giáo trình, từ điển tiếng H'Mông [6]. Các trang về Hmong Vietnam trên Facebook nở rộ. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về bảng chữ Hmong được sử dụng.[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chữ_Hmông_Latin_hóa http://hmonglessons.com/the-hmong/hmong-language/r... http://std.dkuug.dk/jtc1/sc2/wg2/docs/n4115.pdf http://zimmer.csufresno.edu/~chrisg/index_files/Go... http://web.archive.org/web/20070519115155/http://s... http://www.hmongrpa.org/ http://www.moob.org/ http://www.unicode.org/charts/PDF/U16B00.pdf https://www.facebook.com/tiengnoihmong/posts/h%C6%... https://vnexpress.net/doi-song/trung-ta-cong-an-vi... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Hmong?...